image

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại với vẻ đẹp thần thoại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được xem là “cái nôi của nền văn minh nhân loại”.Với cách nhìn tinh tế của người Hy Lạp về tỉ lệ, bố cục và cách trang trí đã làm cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại chẳng những có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thiết kế và xây dựng của nhiều công trình trên khắp thế giới mà giá trị vẫn còn “dư âm” mãi đến thời nay.

I. Lịch sử hình thành

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được dự đoán sớm xuất hiện từ năm 900 trước Công Nguyên. Ngoài vùng lãnh thổ Hy Lạp ra, kiến trúc của nền văn hóa này còn phát triển trên quần đảo Angea và một số thuộc địa. Văn hóa Kiến trúc Hy Lạp cổ đại này kéo dài tới thế kỷ I sau Công Nguyên, với những công trình cổ nhất tồn tại đến ngày nay có niên địa hơn 600 năm trước Công Nguyên.

Nổi tiếng nhất trong các loại hình kiến trúc Hy Lạp là những đền thờ được phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ, trong đó vẫn còn nhiều đền thờ giữ được tình trạng gần như nguyên vẹn. Sau đó là rạp hát ngoài trời, xuất hiện sớm nhất từ năm 350 trước Công Nguyên. Tiếp đến là cung điện, lăng tẩm, các cổng ra vào, nhà họp hội đồng, hành lang, dãy cột, đài tưởng niệm và sân vận động.

kien truc hy lap co dai hinh anh1 e1624266064977

Để được tư vấn và báo giá Thiết kế Thi công tổ ấm theo các phong cách kiến trúc mà quý khách yêu thích, đừng ngại ngần liên hệ qua Hotline để nhận được tư vấn và báo giá thích hợp theo nhu cầu nhé!

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KTC

  • Số Hotline/ Zalo: 0937 673 726
  • Email: xaydungktc.com@gmail.com

II. Các dạng đền đài và đặc điểm của đền đài Hy Lạp cổ đại

Đền thờ Hy Lạp đều có đặc điểm chung là có cột ở vòng ngoài, phân loại theo mức độ phức tạp và bố trí các cột, có 2 cách bố trí cơ bản là loại đền hình chữ nhật và loại đền hình tròn, gồm 5 dạng sau:

Các dạng đền đài và đặc điểm của đền đài Hy Lạp cổ đại

1. Đền thờ dạng Distyle

Đây là dạng đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạch ngắn và  được bố trí cột đôi ở cạnh ngắn này, ví dụ đền thờ thần Themis ở Rhamnus.

2. Đền thờ dạng Distyle nhưng có cột ở hai phía

Cũng giống như trên nhưng có bố trí thêm 2 cột ở phía sau, đại diện cho dạng này là đền thờ Artemis ở Eleusina

3. Đền thờ dạng Prostyle

Đền cũng có hình dạng chữ nhật tương tự đền thờ dạng Distyle nhưng khác là có 4 cột phía trước, ví dụ là đền Selinus.

4. Đền thờ dạng Amphi-prostyle:

Tương tự đền dạng Prostyle nhưng có thêm 4 cột ở phía mặt sau đền.

5. Đền thờ dạng Peripteral:

Đây là dạng đền có cột được bố trí phức tạp nhất gồm những cột bao quanh công trình và 2 cột được bố trí ở lối vào chính, điển hình cho dạng này là đền Parthenon ở Athena.

III. Thức cột và các loại thức cột

Thức cột là hình thức trang trí cột dựa trên hệ thống tỉ lệ, bố trí các hoa văn hướng đến cái đẹp lí tưởng, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, mạnh mẽ và không kém phần tinh tế của kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Thức cột Hy Lạp được xem là biểu tượng của kiến trúc cổ điển, gồm 3 loại thức cột sau:

Thức cột và các loại thức cộ
Thức cột và các loại thức cộ

1. Thức cột Doric

Đây là thức cột cổ và đơn giản nhất trong các loại thức cột. Thức cột này có phần đáy phình to, không có phần đế lẫn phần đầu cột và có khả năng chịu lực rất cao. Thức cột này được ví như nét đẹp mạnh mẽ của người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng.

2. Thức cột Ionic

Trái lại với thức cột Donic thì thức cột Ionic lại mang dáng vẻ của người nữ, uyển chuyển hơn và có tính trang trí cao. Nổi bật ở thức cột này là phần hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào ở phía trên cột, phía dưới cột có hình đệm nhỏ.

3. Thức cột Corinth

Đây là thức cột ra đời sau so với hai thức cột Doric va Ionic nên có điểm ấn tượng hơn là thức cột đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Thức cột được thiết kế nhiều chi tiết mang đường nét mảnh mai, hoa lệ vô cùng đặc sắc và tinh tế.

IV. Những công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại tiêu biểu:

Đền thờ thần Apollo – Delphi: Nằm cách thủ đô Athens khoảng 180km, chỉ đền Delphi là nơi thờ phụng vị thần – Apollo, nơi đây từng là trung tâm tôn giáo lớn nhất của đất nước này. Đồng thời là di sản thế giới được UNESCO công nhận khi chứa đựng vô số những dấu tích cổ đại với giá trị lịch sử to lớn cần được bảo tồn.

Apollo-Delphi, công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Apollo-Delphi, công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đền Parthenon: Là công trình tiêu biểu ở Hy Lạp và đón khách du lịch đến tham quan vô cùng đông đúc. Được xây dựng theo kiến trúc Doric và tọa lạc trên đồi Accroplis – Anthena, công trình này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 TCN, với lòng biết ơn và tôn kính đối với vị nữ thần chiến tranh, bảo hộ thành phố, vị thần của trí tuệ.

V. Sự ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại đến kiến trúc nội thất ngày nay

Trên thực tế, thế giới đã có nhiều kiệt tác được lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp được gọi là phong cách “Tân cổ điển”. Việc sử dụng các thức cột theo phong cách kiến trúc Hy Lạp tạo cho không gian kiến trúc

Tóm lại, mặc dù trải qua nhiều sự tàn phá và không còn giữ được nguyên vẹn như ban đầu nhưng các công trình, kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn mang trong mình những giá trị vô cùng đặc biệt là một trong những nền móng vững chắc cho sự phát triển của kiến trúc thế giới.

kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn mang trong mình những giá trị vô cùng đặc biệt là một trong những nền móng vững chắc cho sự phát triển của kiến trúc thế giới
kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn mang trong mình những giá trị vô cùng đặc biệt là một trong những nền móng vững chắc cho sự phát triển của kiến trúc thế giới

Thông tin liên hệ Xây dựng KTC:

Để rõ hơn về thông tin kiến trúc xây dựng. Quý khách vui lòng liên hệ số hotline: 093 76 73 726 (Mr Hùng Anh). Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết từ phong thủy xây nhà, công năng, hình dáng đến phong cách cho tổ ấm của Quý khách. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã xem bài viết này!

BÌNH LUẬN

Chúng tôi là đơn vị Thiết kế và Thi công Nhà Phố hiện đại. Các tác phẩm của chúng tôi mang vẻ đẹp tinh tế, vững chắc, hài hòa phù hợp phong thủy nhà ở, với mong muốn đem đến không gian sống trọn vẹn nhất cho khách hàng.
Mặt đứng kiến trúc nên thiết kế mỗi tầng khác nhau để không gây nhàm chán nhưng tổng thể căn nhà phải đồng bộ, tất cả các công trình mang phong cách đặc trưng của ngườii thiết kế. Thiết kế kiến trúc phải mang tính thực dụng sắp xếp các hình khối một cách khoa học thẩm mỹ kết hợp với việc sử dụng vật liệu phù hợp cho từng công trình.

BÀI VIẾT NÊN XEM

CÁC TRƯỜNG PHÁI KIẾN TRÚC

image

Liên hệ tư vấn miễn phíCHÚNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG MỌI CÔNG TRÌNH

Zalo Messenger Hotline
0937673726
Đăng ký tư vấn
Miễn phí