image

Kiến Trúc Gothic cùng thứ ánh sáng nghệ thuật kì dị

Phong cách kiến trúc Gothic từng bị gọi là tác phẩm của những kẻ mọi, bởi nó “đứa con” của sự đoạn tuyệt với kỹ thuật và thẩm mỹ trong giai đoạn Phục Hưng. Mặt khác, kiến trúc Gothic lại được đa số những nhà khảo cổ và những sử gia nghệ thuật nhận định đây là một sự phát triển lên thêm hơn là một sự đoạn tuyệt.

kiến trúc Gothic

1. Nguồn gốc của phong cách kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XII ở Pháp và nhanh chóng phổ biến đến Châu Âu và một số ít các quốc gia khác cho đến thế kỷ XVII. Kiến trúc Gothic không chỉ đơn thuần là một phong cách kiến trúc mà còn là mang nhiều ý nghĩa về mặt triết học, từ góc nhìn về mặt kiến trúc và triết học đã đưa nghệ thuật trong phong cách kiến trúc này gần như là sự hoàn thiện đầy đủ nhất vào thời Trung cổ.

2. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của phong cách Gothic

A. Giai đoạn tiền Gothic:

Các nhà thờ ở cuối thế kỷ X được xây dựng theo phong cách Romanesque các chính đường có đỉnh vòm dạng nôi, tường được thiết kế dày hơn và đặc  biệt các cửa sổ bị giới hạn về số lượng lẫn diện tích, bên trong các tòa kiến trúc thường được trang trí bởi các bức tranh tường với màu sắc bắt mắt và vô cùng sinh động.

B. Gothic sơ kỳ:

Những công trình Gothic đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm 1130-1150 ở vùng Ile-de-France và nhất là ở Picardie.
Vào giai đoạn này, do tác động của việc sự dân số gia tăng nên quy mô các công trình, kiến trúc tôn giáo cũng phải tăng theo. Tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố góp phần quan trọng cho sự lan truyền của các tiến bộ về kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng các công trình thúc đẩy  công việc đạt kết quả tốt hơn.
Sự phát triển của các công trình kiến trúc cũng dẫn đến sự ra đời một bộ phận tư sản giàu có. Nhà thờ Saint-Étienne ở Sens được xây dựng vào năm 1135 và công trình này cũng được công nhận là công trình theo kiến trúc Gothic đầu tiên.

C. Gothic cổ điển:

Các công trình ở giai đoạn này như nhà thờ, tu viện… được xây dựng lớn hơn và cách trang trí trong các nhà thờ cũng đơn giản hơn. Ở giai đoạn Gothic cổ điển là sự phát triển hoàn toàn cũng như việc đã định hình và cân bằng về mặt cấu trúc, hình dạng.
Người ta cũng bác bỏ ý tưởng xây dựng các cột xen kẽ đã từng được đánh giá cao. Ngoài ra, trong gia đoạn này người ta bắt đầu biết đến tên tuổi các kiến trúc sư, đặc biệt là nhờ vào việc xây dựng những mê cung Reims.

D. Gothic ánh sáng:

Gothic ánh sáng phát triền từng bước cho tới khoảng năm 1350 và lan rộng ra khắp châu Âu. Các nhà thờ được thiết kế và xây dựng ngày càng cao.
Các cửa sổ ngày càng được mở rộng đến mức chiếm diện tích gần như cả bức tường, những cột trong khung cửa được dựng bằng đá, phần còn lại là thủy tinh cho phép ánh sáng lọt qua tạo cho không gian trông như rộng và sáng hơn, không những thế nhờ sự xuất hiện của hành lang phía trên chính đường đã làm tăng thêm ánh sáng cho không gian, thể hiện đúng bản chất của một thánh đường.
Thêm vào đó, các cửa sổ còn được trang trí bởi những họa tiết viền mảnh hết sức tinh tế nhưng không làm cản trở ánh sáng. Cửa sổ hoa hồng được sử dụng nhiều hơn trước kia và cũng trở thành một yếu tố không thể thiếu trong trang trí.

kiến trúc Gothic

Để được tư vấn và báo giá Thiết kế Thi công tổ ấm theo các phong cách kiến trúc mà quý khách yêu thích, đừng ngại ngần liên hệ qua Hotline để nhận được tư vấn và báo giá thích hợp theo nhu cầu nhé!

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KTC

  • Số Hotline/ Zalo: 0937 673 726
  • Email: xaydungktc.com@gmail.com

3. Một vài đặc điểm của kiến trúc Gothic

  • Các kiến trúc nhà thờ là đặc trưng cho kiến trúc Gothic, được chia làm 3 phần: Phần dưới là cửa, thường có 3 cửa và cửa to nhất nằm ở giữa. Phần giữa làm bằng kính tối màu. Phần trên cùng là hành lang và tháp chuông.
  • Cuộn bay là phần quan trọng của kết cấu nhà thờ Gothic, có tác dụng chia sẻ trọng lực của vòm
  • Các cửa sổ lớn có thể mở được nhờ đó có thể giảm được tiết diện của cột và tạo nét thanh thoát cho kiến trúc.
các kiến trúc nhà thờ là đặc trưng của kiến trúc Gothic

4. Sự du nhập kiến trúc Gothic ở Việt Nam

Kiến trúc Gothic du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc và tạo ra nhiều công trình mang đậm nét đặc sắc của kiến trúc Gothic mà đại diện là các công trình nhà thờ.

A. Nhà thờ đá Sapa ở Lào Cai: Nhà thờ được xây dựng tại thị trấn Sapa vào năm 1895 và là công trình toàn vẹn nhất của người Pháp để lại đến này nay.

B. Nhà thờ lớn Hà Nội: Công trình được xây dựng vào năm 1864. Nhà thờ rất thu hút khách du lịch và được so sánh với nhà thờ Đức Bà ở Paris.

C. Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn: Công trình được hoàn thành năm 1863, nằm tại trung tâm thành phố, công trình mang nhiều đặc điểm của kiến trúc Gothic.

Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM theo kiến trúc Gothic
Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM theo kiến trúc Gothic

5. Áp dụng kiến trúc Gothic vào trang trí nội thất

Ngoài ra, phong cách kiến trúc Gothic còn ảnh hưởng đến thiết kế thi công nội thất, có 2 ảnh hưởng đặc trưng cho phong cách này là màu sắcnội thất trang trí, bên cạch đó ánh sáng “lợt lạt” cũng là một yếu tố làm tăng vẻ kì bí cho không gian.

  • Với yếu tố nội thất: Kiến trúc Gothic có xu hướng sử dụng những chiếc tủ, ghế hay bàn với dạng đường vòm “mềm mại”. Các món đồ khá “nặng nề” vì làm từ các loại gỗ chất lượng như gỗ óc chó, gỗ sồi.
  • Màu sắc: thường nhấn mạnh với tông màu tối như tím, đen, xanh đậm. Điều này tạo cảm giác đầy ma mị cho bất kì căn phòng nào theo phong cách gothic. Vật trang trí thường là các mẫu điêu khắc tinh xảo như đầu thú “to lớn” như đầu nai với khung mạ vàng.
Nội thất theo kiến trúc Gothic

BÌNH LUẬN

Chúng tôi là đơn vị Thiết kế và Thi công Nhà Phố hiện đại. Các tác phẩm của chúng tôi mang vẻ đẹp tinh tế, vững chắc, hài hòa phù hợp phong thủy nhà ở, với mong muốn đem đến không gian sống trọn vẹn nhất cho khách hàng.
Mặt đứng kiến trúc nên thiết kế mỗi tầng khác nhau để không gây nhàm chán nhưng tổng thể căn nhà phải đồng bộ, tất cả các công trình mang phong cách đặc trưng của ngườii thiết kế. Thiết kế kiến trúc phải mang tính thực dụng sắp xếp các hình khối một cách khoa học thẩm mỹ kết hợp với việc sử dụng vật liệu phù hợp cho từng công trình.

BÀI VIẾT NÊN XEM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

HỒ SƠ NĂNG LỰC

image

Liên hệ tư vấn miễn phíCHÚNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG MỌI CÔNG TRÌNH

Zalo Messenger Hotline
0937673726
Đăng ký tư vấn
Miễn phí