Kiến trúc Hậu hiện đại thể hiện quan niệm phản bác đối với kiến trúc Hiện đại vì các nguyên tắc, quy cách cứng nhắc, gò bó của nó. Kiến trúc Hậu hiện đại là sự kết hợp “hòa quyện” giữa thiết kế cổ điển và hiện đại, trong đó vẫn lấy thiết kế Hiện đại làm trung tâm tạo nên các công trình mang vẻ đẹp độc đáo tạo cảm giác vừa lạ vừa quen.
Trường phái kiến trúc Hậu hiện đại lần đầu xuất hiện từ cuối thập niên 1950 và kéo dài đến thời điểm hiện tại. Trường phái kiến trúc này từng phát triển mạnh mẽ đặc biệt ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản và một số quốc gia khác vào thập niên 70.
Có thể thấy rõ qua việc đối với lối thiết kế Hiện đại chỉ bao gồm những đường thẳng, thì trường phái Hậu hiện đại lại khác biệt hơn hẳn khi xuất hiện thêm đường tròn và đường parabol.
Kiến trúc Hậu hiện đại xem công trình như một phần của tổng thể bối cảnh, hòa hợp với môi trường xung quanh. Điều đặc biệt là các chi tiết, họa tiết của kiến trúc Hậu hiện đại đòi hỏi ý nghĩa tượng trưng, và đẹp mắt không là chưa đủ.
Bên cạch đó các chi tiết này cũng được bố trí theo nguyên tắc tái hiện tính trật tự của những công trình cổ thông qua việc sử dụng dạng hình học như hình thập phương hay hình chữ thập tạo cảm giác vừa quen vừa lạ.
Công trình theo phong cách kiến trúc Hậu hiện đại có thể được thực hiện theo hai cách cơ đơn giản là sao chép nguyên xi các chi tiết cổ điển hoặc được kết hợp từ nhiều chi tiết cổ của nhiều công trình khác nhau.
Gồm 3 nguyên lí sau:
Công trình kiến trúc Hậu hiện đại là một bộ phận của môi trường, tức là kiến trúc này phải phù hợp và gắn liền với môi trường xung quanh. Trái lại với kiến trúc Hiện đại thì không cần xem xét đến bối cảnh nên công trình có thể đặt ở bất cứ môi trường nào, bất kỳ đất nước nào.
Nguyên lí ẩn dụ của phong cách kiến trúc Hậu hiện đại yếu cầu công trình thể hiện được ý nghĩa thông qua hình thức của công trình và có đa số chi tiết trong kiến trúc mang tính tượng trưng.
Theo kiến trúc hiện đại thì không cho phép việc khôi phục lại các chi tiết cổ điển của các kiến trúc. Mặt khác, đối với tính chất trang trí cổ điển của kiến trúc Hậu hiện đại thì cho phép các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại.
Có 7 xu hướng nổi bật gồm:
Công trình được thiết kế theo phong cách này tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế, nhắc nhở công chúng xác định được tinh thần tưởng nhớ đến quá khứ, lịch sử và xác định được hình ảnh của thành phố hiện tại.
Xu hướng này hai cách thể hiện, bao gồm việc sao chép nguyên bản không thêm bớt hoặc chỉnh sửa các chi tiết của kiến trúc cổ và kết hợp các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ lại với nhau.
Xuất hiện trong thập niên 1970, xu hướng này có phong cách được pha trộn từ kiến trúc Hiện đại và đặc điểm của các công trình bằng gạch ở thế kỷ XIX, gồm các đặc trưng như mái dốc, các chi tiết có dạng vuông, các khối bằng gạch được phân chia một cách rất ấn tượng.
Xu hướng này dựa trên sơ đồ nhị nguyên và tính dễ hiểu, dễ đọc của đồ thị
Tính ẩn dụ xuất phát điểm từ truyền thống hữu cơ liên quan mật thiết đến hình ảnh con người, động, thực vật. Các chi tiết, họa tiết trang trí dạng đối xứng tạo cảm giác vận động theo nhiều chiều hướng.
Ở xu hướng này thiết kế tạo ra một không gian vô hạn, nhập nhằng và không rõ ràng với nhau.
Tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng và trốn tránh cái khó được thể hiện nổi bật ở xu hướng này.
Lối thiết kế theo hơi hướng Hậu hiện đại xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc chủ yếu ở các đô thị lớn và rất lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện các công trình được xây dựng theo lối kiến trúc này đã trở thành những di sản kiến trúc mang vẻ đẹp, màu sắc đặc trưng.
Tuy quá trình tồn tại và phát triển không lâu nhưng ảnh hưởng của xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại là không thể bàn cãi, nổi bật là tác nhân quan trọng khiến nền kiến trúc đương đại có thể tách ra khỏi những quy tác, định kiến của kiến trúc Hiện đại.
Thông tin liên hệ Xây dựng KTC:
Để rõ hơn về thông tin kiến trúc xây dựng. Quý khách vui lòng liên hệ số hotline: 093 76 73 726 (Mr Hùng Anh). Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết từ phong thủy xây nhà, công năng, hình dáng đến phong cách cho tổ ấm của Quý khách. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã xem bài viết này!
BÌNH LUẬN