Sử dụng trần giả thay vì trần bê tông nguyên thuỷ đang xu hướng mà các nhà đầu tư lựa chọn cho các công trình xây dựng. Hiện nay có rất nhiều loại la phông trần được làm từ nhiều chất liệu như thạch cao, gỗ, nhôm, nhựa… Trong đó la phông trần nhựa với nhiều ưu điểm nổi bật được rất nhiều người lựa chọn sử dụng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách lựa chọn và lắp đặt thi công các loại trần nhựa.
Để được tư vấn về thiết kế và thi công trần nhựa, đừng ngại ngần liên hệ qua Hotline để nhận được tư vấn và báo giá thích hợp theo nhu cầu nhé!
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KTC
Trên thị trường hiện nay, trần nhựa có nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau nhưng về cơ bản thì chúng được chia làm hai nhóm: trần nhựa thông thường (hay còn gọi là trần nhựa không xốp) và trần nhựa chống nóng (hay còn gọi là trần nhựa cách nhiệt).
Trần nhựa thông thường được sản xuất theo công nghệ hiện đại, tiên tiến của Đài Loan.
Ưu điểm của loại trần này là có khả năng chịu nước, chịu nhiệt, giá thành rẻ, không bị cong vênh, mối mọt, tuổi thọ cao.
Nhược điểm là khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm kém.
Trần nhựa cách nhiệt là loại trần nhựa cao cấp, nó có một lớp xốp cách nhiệt phía trên, một loại dày 5cm và một loại 8cm.
Ưu điểm của loại trần này là có khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt.
Nhược điểm là giá thành cao hơn so với loại trần nhựa thông thường.
Để chọn được những sản phẩm trần nhựa tốt nhất và phù hợp nhất, chúng tôi khuyên bạn nên xem xét kỹ đến nhiều yếu tố khác nhau:
Cách thi công các loại trần nhựa đúng kỹ thuật nhất gồm các bước sau:
Trước khi tiến hành lắp ghép bạn cần xác định vị trí đặt trần sao cho phù hợp với chiều cao không gian và để nó phát huy tốt nhất các công dụng của mình đó là trang trí, cách âm, cách nhiệt…
Nếu nhà bạn lớp mái tôn hoặc mái fibro xi măng thì khoảng cách giữa trần và mái nhà là 1,5m vì các loại mái này hấp thụ nhiệt rất tốt chính vì vậy trần càng cách xa mái thì nhà bạn càng mát mẻ. Nếu nhà bạn là mái bê tông thì khoảng cách tối thiểu chi cần 0.5m.
Lắp khung phào: xác định xong vị trí cần lắp thì chúng ta tiến hành lắp khung phào xung quanh, có thể cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít.
Treo khung trần: đối với nhà lớp mái tôn hoặc mái Fibro xi măng thì việc lắp trần nhựa đơn giản hơn bạn chỉ cần treo khung trần lên các xà gỗ mái bằng loại dây thép chuyên dụng, đối với mái bê tông thì kỳ công hơn một chút bạn cần thực hiện khoan và treo Fat 2 lỗ lên mặt trần.
Lưu ý: Tuỳ vào từng công trình cụ thể, khoảng cách giữa các xương cũng khác nhau, thường thì khoảng cách tối thiểu là 80cm và tối đa là 100cm.
Sau khi lắp xong khung xương bạn tiến hành lắp ghép các loại trần nhựa vào khung. Bạn hãy đo chiều rộng của mặt bằng và sau đó cắt tấm trần nhựa bằng dao chuyên dụng theo kích thước đã đo, nên trừ sai số khoảng 5mm. Khi đã đo xong thì dùng đinh vít hoặc dây thép cố định tấm nhựa vào khung xương sao cho chắc chắn nhất. Để trần nhựa trông đẹp mắt và an toàn bạn nên lắp các tấm trần sao cho các hèm khoá ăn khớp với nhau.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trần nhựa với các mức giá khác nhau. Nhưng hầu hết đều dao động từ 250.000đ – 500.000đ (Giá vật tư).
Về đơn giá chi phí thi công ốp trần nhựa, gia chủ cần nắm rõ trước khi lắp đặt:
– Giá vật tư
– Giá phụ kiện
– Giá lắp đặt
– Giá vận chuyển (có được miễn phí hay không, và gia chủ cần quan tâm đơn hàng bao nhiêu m2 mới được miễn phí)
Trần thạch cao hay trần nhựa đều có ưu và nhược điểm riêng để gia chủ cân nhắc như:
– Trần thạch cao thì có ưu điểm chống nóng, chống ồn, cách nhiệt.
– Trần nhựa thì có ưu điểm là giá thành rẻ hơn.
– Yếu tố 1: Gia chủ cần tìm hiểu kỹ về vật liệu thiết kế trần ngay từ bước đầu thiết kế tổng thể với Kiến Trúc Sư.
Điều này rất quan trọng, vì vật liệu của trần nhà sẽ ảnh hưởng nhiều đến phong cách và thẩm mỹ của căn nhà.
– Yếu tố 2: Độ bền của nguyên liệu
Ngoài yếu tố tạo tính thẩm mỹ, trần nhà có tác dụng cơ bản là che chắn và bảo vệ không gian. Chính vì vậy, gia chủ cần tham khảo và tìm hiểu kỹ về độ bền của trần nhà sẽ chọn, nếu nguyên liệu kém chất lượng thì chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, trần nhà có thể nứt hoặc sập…
– Yếu tố 3: Tay nghề của thợ thi công và giám sát
Không phải người thợ nào cũng biết thi công trần, vì họ cần hiểu về kỹ thuật, được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt là đối với những trần nhà có độ khó và thẩm mỹ cao, có thiết kế phức tạp.
Cùng với thông tin về các loại trần và cách thi công trần nhựa đúng kỹ thuật, hi vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Thông tin liên hệ Xây dựng KTC:
Để rõ hơn về thông tin kiến trúc xây dựng. Quý khách vui lòng liên hệ số hotline: 093 76 73 726 (Mr Hùng Anh). Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết từ phong thủy xây nhà, công năng, hình dáng đến phong cách cho tổ ấm của Quý khách. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã xem bài viết này!
BÌNH LUẬN