image

Kiến trúc Tân cổ điển

Nói đến các Kiến trúc Tân cổ điển ta nói đến sự hồi sinh của các kiến trúc cổ điển trong thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, sự hồi sinh này không có nghĩa các kiến trúc cổ điển tái tạo lại nguyên xi mà đã được chọn lọc, nâng tầm cho phù hợp với thời đại. Các Kiến trúc Tân cổ điển đã mang lại làn gió mới khi vừa thể hiện được các nét cổ điển nhưng kết hợp được các yếu tố hiện đại.

Lịch sử kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển bắt đầu xuất hiện ở châu Âu vào những năm 1950. Phong trào phát triển để tôn vinh các giá trị cổ điển và ảnh hưởng bởi phong cách trang trí của Rococo. Hơn nữa, trong thời gian này, các nhà khảo cổ phát hiện ra các tàn tích ở Pompeii và Herculaneum. Việc này đã thu hút sự chú ý của những người yêu giá trị lịch sử cũng như truyền cảm hứng cho các kiến trúc sư.

Các kiến trúc sư bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu các kiến trúc cổ. Cuối cùng đã làm sống lại phong cách xây dựng của Hy Lạp và La Mã cổ đại nhưng mang các yếu tố hiện đại thích hợp với thời đại bấy giờ.

Phong cách xây dựng Tân cổ điển này đã phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 18 và 19. Đặc biệt các công trình được xây dựng trải dài trên lục địa Châu Âu, Anh, Hoa Kỳ cũng như các nước Châu Mỹ Latinh. Đáng kể đến ở Nga, Đại đế Catherine đã biến thành phố St.Petersburg thành một trong những thủ đô vĩ đại của Châu Âu nhờ vào các công trình theo phong cách Tân cổ điển của bà.

Đến năm 1800, nước Anh cũng đã hoàn toàn chấp nhận Kiến trúc Tân cổ điển. Tuy Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ và có nhiều các lý tưởng hoài bão cũng như tư tưởng tiên tiến. Nhưng đất nước này đã chọn phong cách xây dựng của Hy Lạp cổ đại làm nền tảng thiết kế cho các tòa nhà chính phủ của mình. Từ đó tạo nên các tòa nhà nổi tiếng như hiện nay.

Nhà hát Teatro Reale di San Carlo một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc tân cổ điển

Nhà hát Teatro Reale di San Carlo một trong những công trình tiêu biểu của Kiến trúc Tân cổ điển

Tuy nhiên, phong trào nó có phát triển cũng phải có sự suy tàn. Xu hướng thiết kế Tân cổ điển cũng đã phải nhường chỗ cho các thiết kế hiện đại vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, chúng không hề biến mất mà vẫn được áp dụng thiết kế. Tất nhiên, không thể ở tầm quy mô lớn như trong quá khứ. Nhưng sự thật rằng chúng vẫn hiện hữu và vẫn có giá trị ảnh hưởng nhất định đến cách thiết kế ngày nay.

Để được tư vấn và báo giá Thiết kế Thi công tổ ấm theo các phong cách kiến trúc mà quý khách yêu thích, đừng ngại ngần liên hệ qua Hotline để nhận được tư vấn và báo giá thích hợp theo nhu cầu nhé!

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KTC

  • Số Hotline/ Zalo: 0937 673 726
  • Email: xaydungktc.com@gmail.com

Những đặc điểm kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển có quy mô lớn.

Đặc điểm đáng chú ý nhất của các kiến trúc mang phong cách Tân cổ điển là quy mô lớn. Chính vì vậy, chúng thường được áp dụng cho việc xây dựng các tòa nhà chính phủ, thương mại hoặc các tòa nhà có diện tích rộng lớn.

Các thức cột cổ điển.

Ấn tượng khiến ta nhớ mãi không quên bởi phong cách kiến trúc này dùng các cột cao để trang trí cũng như đây là yếu tố để chịu lực, chống cho mái hiên, mái vòm và phào chỉ. Phần trên cùng của cột sẽ đặt các bức phù điêu theo phong cách của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Họ đã sáng tạo ra 5 phong cách bao gồm Tuscan, Doric, Ionic, Corinthian, Composite.

Tuy nhiên, phong cách Doric và Ionic có ảnh hưởng nhất đối với các kiến trúc Tân cổ điển. Phong cách Doric bao gồm một phiến đá hình vuông với các thiết kế đơn giản, trang nhã. Thường được sử dụng trên các cột phía ngoài.

Trong khi đó, phong cách Ionic tuy ra đời sau Doric nhưng chúng có thiết kế phức tạp, duyên dáng hơn. Vì vậy, chúng thường được sử dụng cho các tòa nhà nhỏ hoặc các cột bên trong nhà. Phần bên dưới là các cột trơn thường là trục tròn hoặc vuông và chân đế. Chân đế là phần thấp nhất của kết cấu cột mà trục cột nằm trên đó. Chân đế có thể là một tấm vuông hoặc tròn để cột dựa vào.

Quy mô và sự hài hòa, cân xứng.

Các tòa nhà Tân cổ điển chỉ có độ cao khoảng từ 1 tầng rưỡi đến 2 tầng rưỡi. Thiết kế của phong cách này lấy sự cân bằng và đối xứng là chủ đạo. Cho dù quy mô to nhưng không hề thô hay cồng kềnh bởi chúng được thiết kế hài hòa, cân xứng nhau.

Tối giản trong trang trí

Các thiết kế được đơn giản hóa về mặt hình thức, không còn các yếu tố phức tạp của các yếu tố cổ điển. Chỉ có các dạng hình học đơn giản được áp dụng trong việc xây dựng, thiết kế tạo nên các tòa nhà. Đa phần các tòa nhà này sẽ được thiết kế với khu vườn bao xung quanh nó để tạo ra độ thoáng mát, rộng rãi cho tòa nhà.

Nhấn mạnh phẩm chất phẳng.

Đặc biệt, mái của tòa nhà bằng phẳng và nằm ngang, kết hợp với mái vòm ở giữa. Các chi tiết trang trí cho tòa nhà cũng được tối giản để không tạo cảm giác rườm rà cho người khác.

Kiến trúc Tân cổ điển có ba biến thể chính

  • Các tòa nhà kiểu đền thờ mô phỏng theo phong cách của các ngôi đền cổ. Ví dụ như điện Panthéon của Paris dựa trên điện Pantheon ở Rome. Hay Bảo tàng Anh lấy cảm hứng từ  các điện thờ cổ của Hy Lạp.
  • Các tòa nhà Palladian được lấy cảm hứng từ các biệt thự của kiến trúc sư Phục Hưng người Ý thế kỷ 16 Andrea Palladio, chính ông đã tìm cảm hứng từ các tòa nhà Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Anh, kiến trúc sư Robert Adam trở nên nổi tiếng với những ngôi nhà nông thôn Palladian của mình. Tại Hoa Kỳ, Nhà Trắng và Điện Capitol là những tác phẩm tiêu biểu đặc trưng của phong cách Tân cổ điển.
  • Các tòa nhà hình khối cổ điển có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Bên ngoài có các cột và mái vòm lặp lại để tạo thành một diện mạo giống như khối trang trí cổ điển. Thư viện Bibliothèque Sainte-Geneviève và nhà hát opera Palais Garnier được coi là những kiệt tác theo phong cách hình khối cổ điển này.

Các kiến trúc sư tiêu biểu trong phong cách Tân cổ điển

Robert Adam

Kiến trúc sư người Anh Robert Adam là người đi tiên phong trong việc thực hiện phong cách Tân cổ điển vào cuối thế kỷ 18. Các tác phẩm của ông mang các nét duyên dáng và thanh lịch được dựa trên các thiết kế từ thời La Mã cổ đại và phong trào phục hưng.

kiến trúc sư Robert Adam - kiến trúc sư tiêu biểu cho phong cách tân cổ điển

Kiến trúc sư tiêu biểu Robert Adam

Ông sinh năm 1728 tại Scotland. Cha của ông là William Adam (1689 – 1748) là một thợ nề và kiến trúc sư hàng đầu của những ngôi nhà nông thôn ở Scotland thời đó. Ông có hai anh trai đều là kiến trúc sư nhưng Robert là người thành công nhất. Ông được nhiều người coi là kiến trúc sư vĩ đại nhất cuối thế kỷ 18.

Từ năm 1760 cho đến khi qua đời, ông được coi như người lãnh đạo phong trào phục hưng phong cách Tân cổ điển ở Anh và Scotland. Phong cách thiết kế của ông đã ảnh hưởng lớn đến phong cách thiết kế của nhiều kiến trúc sư đương thời và được sở hữu một tên riêng: Phong cách của Adam.

Các công trình tiêu biểu 

  •  Admiralty Screen, Whitehall ở London được hoàn thành vào năm 1760 nhưng hiện nay đã bị phá hủy.
  • Tòa nhà Mersham-le-Hatch (1762 – 1772)
  • Căn nhà Lansdowne (1762 – 1768)
  • Lâu đài Newby (1767 – 1780)
  • Căn nhà Kenwood (1767 – 1768)
  • Lâu đài Kedleston (1757 – 1759)
  • Căn nhà Wynn (1772 – 1774)
  • Căn nhà Home (1775 – 1777)
  • Căn nhà Derby (1773 – 1774): bị phá dỡ vào năm 1862

Pierre-François-Léonard Fontaine

Pierre-François-Léonard Fontaine là kiến trúc sư, nhà trang trí nội thất và nhà thiết kế người Pháp theo phong cách Tân cổ điển.

Ông sinh vào ngày mùng 10 tháng 9 năm 1762 tại Pontoise. Một vài thành viên trong gia đình của ông cũng là kiến trúc sư. Vào năm ông mười sáu tuổi, ông đã rời nhà đến L’Isle-Adam. Tại đây ông đã giúp việc cho kiến trúc sư André trong công việc thủy lợi. Để giúp cậu thanh niên trẻ Fontaine trong việc học, André đã cho ông tham gia các kế hoạch và cho phép ông sao chép các dự án của mình.

Vào tháng 10 năm 1779, ông bắt đầu học tại trường Peyre the Younger ở Paris. Tại đây, ông đã gặp Charles Percier. Họ đã nhanh chóng trở thành bạn bè, làm việc và cùng nhau xuất bản vài ấn phẩm. Fontaine mất vào mùng 10 tháng 10 năm 1853 tại Paris.

Các công trình tiêu biểu

Cùng hợp tác với Percier, ông đã tham gia vào các dự án và xuất bản các ấn phẩm

  • Khải hoàn môn 
  • Thiết kế cầu thang cho bảo tàng Louvre
  • Cung điện, nhà ở và các tòa nhà khác của Rome hiện đại (1802);
  • Mô tả về các nghi lễ và lễ hội (1807 và 1810);
  • Bộ sưu tập đồ trang trí nội thất (1812);
  • Lựa chọn những ngôi nhà vui chơi nổi tiếng nhất ở Rome và khu vực lân cận (1809-1813);
  • Nơi ở của các vị vua, Parallele (1833).

Christopher Wren

Christopher Wren sinh ngày 20 tháng 10 năm 1632 tại Đông Knoyle, Wiltshire, Anh. ông là nhà thiết kế, nhà thiên văn học, nhà hình học và là kiến trúc sư người Anh vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Đồng thời ô cũng là người sáng lập ra Hiệp Hội Hoàng Gia. Các công trình khoa học của ông được Isaac Newton và Blaise Pascal đánh giá cao.

Đặc biệt, sau trận hỏa hoạn vào năm 1666, London đã chịu một trận hỏa hoạn lớn và ⅔ diện tích của thành phố đã bị phá hủy. Ông đã xác định được chính xác khu vực bị tàn phá, vạch ra kế hoạch xây dựng lại thành phố theo phương hướng hiện đại, quy củ và logic hơn. Kế hoạch của ông đã được thông qua. Ông trở thành người giám sát công trình chính trong kế hoạch cải tạo lại London. Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 1673. Ông mất ngày 25 tháng 2 năm 1723 tại London.

Các công trình tiêu biểu

Trong cuộc đời của mình, Christopher Wren đã xây dựng 53 nhà thờ. Trong đó tiêu biểu là nhà thờ Thánh Paul’s. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình như Hampton Court, tòa nhà Marlborough, Cung điện Kensington, Bệnh viện Greenwich.

Các tòa nhà tiêu biểu mang phong cách Tân cổ điển

Nhà Chiswick (Anh)

Ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Richard Boyle và được hoàn thành vào năm 1729. Ngôi nhà được xây dựng theo phong cách Palladian. Việc sử dụng các nét đặc trưng của Kiến trúc Tân cổ điển cũng như ứng dụng tỷ lệ hình học trong thiết kế đã tạo nên những nét cân bằng cũng như thể hiện được sự hoành tráng của tòa nhà. Mái vòm dốc đứng của tòa nhà được lấy cảm hứng từ đền Pantheon ở Rome.

Nhà hát Teatro Reale di San Carlo (Ý)

Được khai trương vào năm 1737, nhà hát Teatro Reale di San Carlo là nhà hát opera lâu đời nhất trên thế giới. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư quân sự Giovanni Antonio và cựu giám đốc của San Bartolomeo, Angelo Carasale. Nội thất của khán phòng được trang trí bằng các họa tiết Tân cổ điển trên các bức phù điêu. Mặt tiền được trang trí đơn giản ở tầng trệt và có các hàng cột theo phong cách Ionic ở tầng thứ hai.

Nhà Trắng

Kiến trúc Tân cổ điển - Nhà Trắng

Nhà Trắng một trong những công trình tiêu biểu theo phong cách Tân cổ điển

Đây là ngôi nhà được thiết kế dành riêng cho các tổng thống Hoa Kỳ. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ireland James Hoban theo phong cách Tân cổ điển. Ngôi nhà bắt đầu được xây dựng vào năm 1792 và thi công trong tám năm liên tục. Thiết kế của ngôi nhà ảnh được mô phỏng theo ngôi nhà Leinster ở Dublin (nơi đặt cơ quan lập pháp của Ireland). Ngôi nhà có tên chính thức là Nhà Trắng vào năm 1901 do tổng thống Roosevelt đặt tên.

Để được tư vấn và báo giá Thiết kế Thi công tổ ấm theo các phong cách kiến trúc mà quý khách yêu thích, đừng ngại ngần liên hệ qua Hotline để nhận được tư vấn và báo giá thích hợp theo nhu cầu nhé!

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KTC

  • Số Hotline/ Zalo: 0937 673 726
  • Email: xaydungktc.com@gmail.com

BÌNH LUẬN

Chúng tôi là đơn vị Thiết kế và Thi công Nhà Phố hiện đại. Các tác phẩm của chúng tôi mang vẻ đẹp tinh tế, vững chắc, hài hòa phù hợp phong thủy nhà ở, với mong muốn đem đến không gian sống trọn vẹn nhất cho khách hàng.
Mặt đứng kiến trúc nên thiết kế mỗi tầng khác nhau để không gây nhàm chán nhưng tổng thể căn nhà phải đồng bộ, tất cả các công trình mang phong cách đặc trưng của ngườii thiết kế. Thiết kế kiến trúc phải mang tính thực dụng sắp xếp các hình khối một cách khoa học thẩm mỹ kết hợp với việc sử dụng vật liệu phù hợp cho từng công trình.

BÀI VIẾT NÊN XEM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

HỒ SƠ NĂNG LỰC

image

Liên hệ tư vấn miễn phíCHÚNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG MỌI CÔNG TRÌNH

Zalo Messenger Hotline
0937673726
Đăng ký tư vấn
Miễn phí